FinpediaFinpedia
    Facebook X (Twitter) Instagram
    FinpediaFinpedia
    • Đầu Tư Tích Lũy
      • App Đầu Tư Tài Chính
      • Đầu Tư A-Z
      • Cơ Bản Về Cổ Phiếu
      • Hỗ Trợ Đầu Tư
    • Đầu Tư Chứng Khoán
      • Cổ Phiếu A-Z
      • Quỹ Đầu Tư
        • Quỹ Hoán Đổi Danh Mục | ETF
        • Quỹ Mở
      • Chứng khoán phái sinh
        • Chứng quyền có bảo đảm
        • Hợp đồng tương lai
      • Các Ngành Hàng Cổ Phiếu
      • Online Trading
      • Tin Tức Cổ Phiếu
    • Tài Chính Cá Nhân
      • Thẻ Tín Dụng
      • Thẻ ghi nợ
      • Vay Vốn
        • Vay Tín Chấp
        • Vay Mua Nhà
      • Gửi Tiết Kiệm
    • Tiền Mã Hóa
      • NFT
      • Crypto 101
      • Hôm Nay Trade Coin Gì?
    • Hướng dẫn
      • Mở tài khoản
    • Giới thiệu
      • Về Finpedia
      • Liên Hệ
    FinpediaFinpedia
    Trang chủ / Chứng khoán phái sinh / Hướng dẫn đầu tư Hợp đồng tương lai (Futures Contract)

    Hướng dẫn đầu tư Hợp đồng tương lai (Futures Contract)

    Đặng Hoài NamĐặng Hoài Nam Chứng khoán phái sinh 9 Mins Read
    Facebook Telegram LinkedIn Twitter
    hướng dẫn đầu tư hợp đồng tương lai-finpedia
    Share
    Facebook Telegram LinkedIn Twitter

    Hiện thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) Việt Nam đã có những sản phẩm đầu tiên chính là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (TPCP). Giao dịch CKPS có những đặc điểm khác so với giao dịch chứng khoán cơ sở (CKCS). Vậy nên hãy cùng Finpedia tìm hiểu thêm về khái niệm Hợp đồng tương lai trong phạm vi bài viết này nhé.

    Hợp đồng tương lai (Futures Contract) là gì?

    Hợp đồng tương lai (hay Futures contract) là một thỏa thuận để nhà đầu tư có thể mua hoặc bán tài sản với một mức giá xác định vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai.

    định nghĩa hđtl
    Định nghĩa Hợp đồng tương lai (Futures contract). Nguồn: Finpedia

    Hiện tại thị trường CKPS Việt Nam có 2 dòng sản phẩm là: HĐTL trên Chỉ số VN30 và HĐTL trên Trái phiếu chính phủ (kì hạn 5 năm và 10 năm).

    Các thống kê về giao dịch bình quân và các kỉ lục giao dịch cho thấy xu hướng phát triển tiềm năng và ổn định của sản phẩm HĐTL này sau 1,000 phiên giao dịch kể từ ngày được cung cấp trên thị trường.

    Trong phạm vi bài viết này, Finpedia sẽ tập trung phân tích về sản phẩm HĐTL trên Chỉ số VN30.

    Các thông số thường thấy của một HĐTL VN30

    Bảng dưới đây là tổng hợp các thông số cần biết trong một giao dịch HĐTL VN30

    [wpdatatable id=14 table_view=regular]

    Quy trình giao dịch HĐTL

    Mô tả dưới đây là quy trình giao dịch của một HĐTL.

    quy trình giao dịch hđtl
    Quy trình giao dịch HĐTL. Nguồn: Finpedia

    Một số điểm cần lưu ý cho nhà đầu tư trước khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai VN30

    • Nhà đầu tư được yêu cầu phải ký quỹ trước khi tham gia giao dịch HĐTL: chúng ta sẽ đi sâu vào các quy định ký quỹ ở phần sau của bài viết – đây là một trong những lưu ý quan trọng nhất trong giao dịch phái sinh.
    • Nhà đầu tư phải thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh theo hợp đồng hằng ngày: lãi/lỗ sẽ được tính toán cuối mỗi ngày giao dịch. Riêng với các hợp đồng đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn.
      • Nếu tài khoản CKPS của bạn lỗ ròng: bạn phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất trước 8h sáng ngày hôm sau
      • Nếu tài khoản CKPS của bạn lãi ròng: bạn sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau
    • Nếu tài khoản có số dư ký quỹ dưới mức quy định, bạn sẽ bị gọi ký quỹ (margin call) bởi công ty chứng khoán (CTCK), yêu cầu bổ sung tài khoản. Ngược lại, nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt giá trị ký quỹ yêu cầu, nhà đầu tư có thể rút bớt phần này. Bạn đọc có thể tham khảo thêm hình minh họa dưới đây để hiểu hơn về biến động của tài khoản ký quỹ
    đồ thị biến động tài khoản ký quỹ
    Đồ thị biến động tài khoản ký quỹ. Nguồn: Finpedia

    Quy định ký quỹ CKPS

    Ký quỹ là khoản tiền hoặc chứng khoán mà nhà đầu tư (NĐT) gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Viêt Nam (VSD) để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ ký qũy bằng tiền không được  thấp hơn 80% giá trị tài sản ký quỹ.

    Ngoài việc quan tâm Ký quỹ ban đầu khi mở vị thế HĐTL, nhà đầu tư còn cần quan tâm đến Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR) để đảm bảo tài sản ở mức an toàn:

    Mức độTỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR)
    An toàn85%
    Cảnh báo87%
    Xử lý90%

    Để đưa trạng thái tài khoản về mức An toàn, nhà đâu tư có thể:

    • Đóng bớt vị thế mở, qua đó giảm yêu cầu ký quỹ
    • Gia tăng tài sản ký quỹ bằng cách nộp thêm tiền trước 8h ngày giao dịch.
    • Trường hợp AR >= 100%, NĐT cần nộp bổ sung tiền trước 15h30 ngay trong ngày. Nếu NĐT không nộp đủ, TCBS sẽ hỗ trợ giải ngân tiền mặt vào tài khoản để đưa tỷ lệ về 95% và thu nợ vào ngày làm việc tiếp theo (bằng cách đóng vị thế bắt buộc và/hoặc rút ký quỹ từ VSD).

    Cụ thể định nghĩa và công thức ký quỹ HĐTL

    Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM)Là khoản “đặt cọc” để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai của hợp đồng.

     

    Mức ký quỹ ban đầu = Giá giao dịch * Hệ số nhân Hợp đồng * Số lượng Hợp đồng mua/bán * Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu.

    Tỉ lệ ký quỹ yêu cầu cho HĐTL chỉ số VN30: 13% IM

    Ký quỹ biến đổi (Variation Margin – VM)Lãi lỗ vị thế mở trong phiên giao dịch của nhà đầu tư. Ký quỹ biến đổi chỉ được tính vào ký quỹ duy trì yêu cầu trong trường hợp nhà đầu tư rơi vào  trạng thái lỗ.

     

     

    VM = (Giá 1 – Giá 2) * Số hợp đồng * Hệ số nhân

    Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement – MR)Giá trị ký quỹ tối thiểu mà Khách hàng phải duy trì để đảm bảo khả năng thanh toán của Nhà đầu tư với các HĐTL đang sở hữu MR = IM + VM.

     

    Ký quỹ biến đổi (VM) chỉ được tính vào ký quỹ yêu cầu trong trường hợp ở trạng thái lỗ

    Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ (Vkq)Là giá trị ký quỹ bằng tiền, chứng khoán được xác định theo mức giá và tỷ lệ chiết khấu theo quy định.
    Tỉ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR)= MR/Vkq

    Ví dụ giao dịch HĐTL VN30

    Nhà đầu tư mua 10 HĐTL VN30F2110 tại mức giá là 1500. Giá trần của HĐTL là 1619. Hệ số nhân của hợp đồng là 100.000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 13%. Tỷ lệ duy trì là 85%. Phí giao dịch và thuế giao dịch là 0 đồng. Như vậy:

    Giá trị hợp đồng tính theo giá trần = 1619 * 10 * 100.000 = 1,619,000,000 VND

    Số tiền ký quỹ để mở vị thế (Vkq) = 13% * 1,619,000.000 = 247,611,765 VNĐ

    Giả sử:

    • Trong phiên giá HĐTL VN30F2110 biến động giảm xuống mức 1450

    Ký quỹ ban đầu (IM) = 13% * 1450 * 10 * 100,000 = 188,500,000

    Lỗ (VM) = (1450 – 1500)* 10 * 100,000 = 50,000,000

    Ký quỹ yêu cầu (MR) = 188,500,000 + 50,000,000 = 238,500,000

    Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR) = 238,500,000/247,611,765 = 96%

    Do AR > 90% => tài khoản sẽ bị xử lý đóng vị thế bắt buộc, tức là nhà đầu tư sau đó phải bán HĐTL đi hoặc giữ nguyên cho tới ngày đáo hạn.

    • Ngày T+0: nhà đầu tư quyết định đóng vị thế 3HĐTL tại mức giá 1505:

    Lãi = (1505 – 1500) * 3 * 100,000 = 1,500,000 VND

    Tới cuối ngày, giá VN30 xuống còn 1495, lãi/lỗ của 7 HĐTL còn lại là:

    Lỗ = (1495 – 1500) * 7 * 100,000 = – 3,500,000

    Trước 8h sáng ngày tiếp theo, nhà đầu tư cần nộp 3,500,000 – 1,500,000 = 2,000,000 VND vào tiểu khoản phái sinh để thanh toán.

    • Ngày T+1: nhà đầu tư quyết định đóng vị thế 3HĐTL tại mức giá 1502:

    Lãi = (1502 – 1495) * 3 * 100,000 = 2,100,000 VND

    Tới cuối ngày, giá VN30 lên 1500, lãi/lỗ của 4 HĐTL còn lại là:

    Lãi = (1500 – 1495) * 4 * 100,000 =  2,000,000

    Trước 11h sáng ngày tiếp theo, nhà đầu tư sẽ được nhận lãi 2,000,000 + 2,100,000 = 4,100,000 VND

    • Tính lãi/lỗ vào ngày đáo hạn:

    Giả sử giá VN30 cuối ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn là 1510. Giá thanh toán cuối cùng là 1515, vậy với 4 HĐTL còn lại, nhà đầu tư nhận được:

    Lãi = (1515 – 1510) * 4 * 100,000 = 2,000,000 VND

    Ưu nhược điểm của HĐTL

    Ưu điểm:

    • Đòn bẩy cao: nhà đầu tư có thể sử dụng một số vốn nhỏ để được tiếp cận cơ hội sinh lời lớn hơn nhiều so với giao dịch CKCS bình thường
    • Có thể có lời trong cả 2 chiều tăng/giảm của thị trường: Nhà đầu tư bán HĐTL (mở vị thế short) chỉ số CP VN30 nếu kỳ vọng chỉ số VN30 giảm. Nhà đầu tư không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được (bán khống). Để đóng vị thế, Nhà đầu tư phải mua lại HĐTL hoặc giữ đến đáo hạn.
    • Giao dịch T+0

    Nhược điểm:

    • Rủi ro cao
    • Cần dành nhiều thời gian để quan sát biến động của thị trường

    Lời kết

    Với những đặc tính trên, sản phẩm CKPS tại Việt Nam phù hợp với những người có khẩu vị rủi ro cao, giao dịch nhiều, đã có kinh nghiệm đầu tư. Bên cạnh đó phái sinh cũng phù hợp với các tổ chức tài chính lớn như là một phần của chiến thuật giao dịch của họ (hedging). Lời khuyên của Finpedia: nếu bạn là nhà đầu tư mới bắt đầu, hãy tìm hiểu và quan sát thật kĩ CKPS trước khi quyết định đầu tư.

    Share. Facebook Telegram Twitter LinkedIn Email
    Đặng Hoài Nam
    • Website

    Mr. Đặng Hoài Nam là người có đam mê lớn trong mảng đầu tư tài chính cá nhân. Với xuất phát điểm là một chuyên viên phân tích tác giả đã có thời gian làm việc trong các quỹ đầu tư có tiếng tại Việt Nam. Dù là vậy, bản thân tác giả cũng đã phải trải qua một quá trình tự tìm tòi và xây dựng cho mình một chiến thuật đầu tư hợp lý. Với kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy trong quá trình yêu cầu sự đầu tư lớn về thời gian và công sức đó, tác giả hy vọng mình có thể truyền tải những thông tin cô đọng và hữu ích tới cho bạn đọc, những người cũng đang bắt đầu con đường đầu tư tích lũy của bản thân. Mặc dù biển kiến thức là mênh mông, nhưng tác giả tin là bạn đọc có thể rút ngắn đáng kể lượng thời gian cần đầu tư để nghiên cứu và tổng hợp thông tin bằng cách theo dõi Finpedia.

    Có thể bạn quan tâm

    Hướng dẫn đầu tư chứng quyền bảo đảm

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới nhất

    Phong cách giao dịch Forex của bạn là gì?

    30/11/2023

    Tổng hợp hành trang cho người mới giao dịch Forex

    30/11/2023

    Stop loss là gì? Cách sử dụng Stop loss trong Forex

    30/11/2023

    Bid Ask Spread là gì? Cẩm nang toàn tập về Bid ask spread

    30/11/2023

    Những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất cho nhà đầu tư cá nhân (phần 2)

    30/11/2023

    Đăng ký nhận tin

    Quan tâm đến việc cải thiện kiến thức của bạn về đầu tư và tài chính? Đăng ký bản tin để nhận cập nhật miễn phí.

    Subscription Form
    Finpedia Logo

    Trang thông tin Đầu tư - Tài chính cá nhân thông minh

    Danh mục
    • Tài Chính Cá Nhân
    • Đầu Tư Tích Lũy
    • Tiền Mã Hóa
    • Đầu Tư Chứng Khoán

    Miễn trừ trách nhiệm

    Nội dung trên finpedia.vn chỉ dành cho mục đích giáo dục và thông tin và không nên được hiểu là lời khuyên đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Finpedia không phải là một tổ chức tài chính và không cung cấp bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính nào.
    ©2023 Bản quyền thuộc về One Pixel Media
    • Về Chúng Tôi
    • Liên Hệ
    • Chính Sách Bảo Mật
    • Media Kit

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.